Ethereum là gì? Có nên đầu tư vào Ethereum hay không?

Giới thiệu về tiền điện tử Ethereum

  • Đánh giá:
    5/5 - (1 bình chọn)
  • Phát hành: Freedownload24h
  • Điều kiện: Miễn phí
  • Kích thước file: 4.1 MB
  • Lượt truy cập: 1,087
  • Ngày cập nhật: 10/08/2022
  • Mạng: Windows/Mac/Linux

GIỚI THIỆU GIỚI THIỆU

Ethereum từ lâu đã là một thuật ngữ không còn xa lạ với nhiều người hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ Ethereum là gì, nền tảng này được sử dụng để làm gì và hoạt động ra sao. Thấu hiểu được điều đó, trong bài viết sau, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Cùng tìm hiểu nhé!

Ethereum là gì?

Nếu bạn đang thắc mắc Ethereum là gì thì chúng tôi xin được giải đáp rằng: Ethereum chính là một nền tảng điện toán phi tập trung. Hay nói một cách dễ hiểu hơn thì nền tảng này tương tự như PC hoặc laptop nhưng chúng có thể hoạt động trên nhiều thiết bị một lúc chú không phải trên một máy tính duy nhất. Điều này có nghĩa là nó không chịu sự quản lý của bất kỳ đối tượng nào.

Tương tự như các loại tiền kỹ thuật số khác, Ethereum cũng cho phép người sử dụng có thể chuyển tiền điện tử một cách linh hoạt. Đặc biệt, với Ethereum thì người sử dụng có thể tương tác với những ứng dụng được người dùng khác phát hành hoặc thiết đặt mã hóa của bản thân. Chính bởi sự linh hoạt này mà Ethereum cho phép hầu hết những phần mềm tinh vi đều có thể hoạt động.

Hoặc chúng ta có thể nói một cách dễ hiểu hơn thì Ethereum được phát hành với mục đích chính là giúp những phát triển có thể khởi chạy hay tạo mã phân tán trên một mạng chứ không phải tập trung trên một máy chủ. Điều này cũng có nghĩa là những phần mềm này không bị kiểm duyệt hoặc không thể bị tắt về mặt lý thuyết.

Không phải ai cũng hiểu rõ Ethereum là gì, nền tảng này được sử dụng để làm gì và hoạt động ra sao

Ethereum hoạt động như thế nào?

Nhìn chung Ethereum hoạt động tương tự như một thiết bị ghi trạng thái nên người dùng sẽ luôn có một ảnh chụp nhanh – snapshot ghi lại toàn bộ hợp đồng thông minh hoặc số dư tài khoản tại bất kỳ một thời điểm nào. Trạng thái sẽ được cập nhật nếu xuất hiện một số hoạt động nhất định. Hay nói một cách đơn giản hơn thì để phản ánh sự thay đổi của mỗi node thì snapshot sẽ cập nhật.

Các giao dịch từ những hợp đồng khác hay từ người dùng đều sẽ có tác dụng kích hoạt những hợp đồng thông minh hoạt động trên Ethereum. Lúc này, mọi node trên mạng sẽ ghi lại đầu ra và chạy mã của hợp đồng khi người dùng tiến hành gửi giao dịch đến một hợp đồng bất kỳ. Nền tảng đã sử dụng EVM – Máy ảo Ethereum để thực hiện tiến trình trên. Từ đó, giúp những hợp đồng thông minh được chuyển đổi thành các hướng dẫn để hệ thống có thể đọc được.

Mining – Một cơ chế khai thác đặc biệt đã được áp dụng để cập nhật trạng thái hiện tại. Tương tự như đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin, mining cũng áp dụng thuật toán Proof of Work để thực hiện.

Mạng lưới Ethereum có cách thức hoạt động tương tự như một thiết bị ghi trạng thái

Ethereum và Bitcoin có điểm gì khác biệt?

Mặc dù, Ethereum và Bitcoin được đánh giá là có nhiều điểm tương đồng nhưng về mục đích chính thì giữa hai đồng này lại hoàn toàn khác biệt. Cụ thể là Bitcoin được phát hành với mục đích chính là trở thành nơi giúp giá trị được lưu trữ và trở thành phương tiện giúp cho người sử dụng thanh toán. Còn Ethereum lại được nghiên cứu và phát hành với tiêu chí là trở thành một nền tảng điện toán giúp cho các Dapps và Smart Contract phát triển.

Còn khi xét đến phương diện tiện tệ thì nền tảng Ethereum chỉ sử dụng đồng ETH – Ether với mục đích chính là để chi trả những khoản phí xuất hiện trong hệ thống Ethereum. Bên cạnh đó, giữa đồng tiền kỹ thuật số Bitcoin và nền tảng Ethereum còn tồn tại nhiều điểm khác biệt như:

Ether

Đây chính là đơn vị tiền tệ của hệ thống điện toán Ethereum và chỉ được dùng tại những sàn giao dịch cho phép sử dụng tiền mã hóa hay các giao dịch xảy ra trên hệ thống mạng lưới Ethereum.

Đồng Ether chỉ được dùng tại sàn giao dịch cho phép sử dụng tiền mã hóa hay các giao dịch xảy ra trên hệ thống Ethereum

Hợp đồng thông minh

Hợp đồng thông minh là hợp do các phương tiện kỹ thuật soạn thảo nên. Hợp đồng này sẽ bao gồm những quy định, điều khoản mà hai bên khi tham gia giao dịch đặt ra mà không chịu sự tác động, chi phối của bên trung gian.

Hệ thống Blockchain

Những thông tin như: Số ether, địa chỉ,… trong giao dịch sau khi được mã hóa thì sẽ được lưu trữ vào Blockchain. Hệ thống này sẽ sử dụng chúng để làm cơ sở dữ liệu để những giao dịch tiếp theo được thực hiện thuận lợi hơn.

Hệ thống đồng thuận

Hệ thống đồng thuận là một loại chương trình đột ngột và không có chủ định. Hệ thống này xuất hiện với mục đích chính là bảo vệ số giao dịch cũng như thông tin của người sử dụng được bảo mật và an toàn hơn.

Hệ thống đồng thuận có nhiệm vụ chính là bảo vệ số giao dịch, thông tin của người sử dụng được bảo mật và an toàn hơn

Thợ đào

Nói một cách dễ hiểu thì thợ đào mỏ chính là người thực hiện quá trình giải mã những dữ liệu cá nhân trong quá trình giao dịch giữa hai bên. Ngoài ra, thợ đào cũng chính là người là nhiệm vụ xác nhận giao dịch giữa bên mua và bên bán.

Máy ảo Ethereum

Những thông tin được cung cấp bởi mạng máy tính sẽ được vận hành xử lý tại máy ảo Ethereum. “Ngôi nhà” này chính là nơi tập trung của các cá nhân, tổ chức sẽ phân chia nhau giải mã dữ liệu Blockchain để thực hiện nhiệm vụ xử lý thông tin.

Ngôn ngữ lập trình

Hiện nay, tất cả những loại ngôn ngữ lập trình như: PHP, Python, C++, Java,… đều có thể được xử lý và nhập trên nền tảng điện toán phi tập trung Ethereum.

Ethereum và Bitcoin được đánh giá là có nhiều điểm tương đồng nhưng về mục đích chính thì lại hoàn toàn khác biệt

Có nên đầu tư Ethereum không?

Theo đánh giá từ các chuyên gia thì đồng Ethereum từ cuối năm 2017 cho tới nay đã có những bước phát triển rất vượt bậc. Và đã có không ít người trở nên giàu có khi đầu tư vào đồng tiền ảo này. Đặc biệt, so với thời điểm trước đó thì giá trị của đồng Ethereum còn tăng lên gấp 40 lần.

Chính vì vậy, các chuyên gia kinh tế cũng nhận định rằng trong tương lai thì cả đồng Ethereum và Bitcoin đều sẽ có những sự tăng trưởng đột biến về giá trị. Thế nên, việc quyết định đầu tư vào Ethereum sẽ mang đến cho các nhà đầu tư rất nhiều lợi ích.

Hiện nay, để có được Ethereum thường có hai phương pháp phổ biến nhất là:

  • Mua Ethereum và cất trữ vào ví trữ lạnh.
  • Mua máy đào Ethereum.

Trong đó:

Đào Ethereum

Người dùng có thể tiến hành đào tương tự như với đồng Bitcoin do Ethereum cũng áp dụng công nghệ Proof of Work. Tuy nhiên, điểm khác biệt chính là Ethereum không thể áp dụng máy đào chuyên dụng như Bitcoin. Bởi vì quá trình đào Ethereum cần phải sử dụng đến bộ nhớ nên chỉ có thể dùng đến card đồ họa có cấu hình khủng.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia đánh giá thì đây là thời điểm coin POS, có nghĩa là Ethereum có thể bị chuyển đổi từ Proof of Work sang Proof of Stake. Thế nên, việc đầu tư hệ thống đào Ethereum sẽ tiềm ẩn nguy cơ gặp phải rủi ro là rất cao.

Người dùng có thể tiến hành đào tương tự như với đồng Bitcoin do Ethereum cũng áp dụng công nghệ Proof of Work

Mua Ethereum

Hiện nay, Ethereum được đánh giá là đồng tiền kỹ thuật số an toàn thứ hai trên thế giới (chỉ sau đồng Bitcoin) nên các nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm khi mua và dự trữ đồng tiền mã hóa này vào tài khoản tiết kiệm của bản thân. Theo đánh giá thì đây chính là giải pháp nhanh chóng nhất để sở hữu đồng Ethereum. Tuy nhiên, để hạn chế những rủi ro không mong muốn, nhanh chóng và an toàn thì bạn cần phải lựa chọn những chợ mua bán Ethereum uy tín.

Ethereum được đánh giá là đồng tiền kỹ thuật số an toàn nên các nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm khi mua và dự trữ

Tạo ví lưu trữ Ethereum ở đâu?

Căn cứ vào nhu cầu của bản thân mà nhà đầu tư có thể lựa chọn loại ví lưu trữ thích hợp. Theo các chuyên gia thì nếu không có nhu cầu di chuyển coin thường xuyên và muốn dự trữ chúng tương tự như một khoản tiết kiệm lâu dài thì các loại ví cứng như: Trezor, Ledger Nano X hay Ledger Nano S sẽ rất thích hợp. Đây đều là những loại ví tách biệt với Internet hoàn toàn nên có mức độ bảo mật và độ an toàn rất cao.

Còn nếu như có nhu cầu trade lướt sóng thì các nhà đầu cơ nên lựa chọn những loại ví trực tuyến trên mạng (ví lưu trữ nóng) như: MyEtherWallet, Trust Wallet, Blockchain, Huobi, Binance,… để có thể linh hoạt di chuyển đồng tiền mã hóa Ether.

Căn cứ vào nhu cầu của bản thân mà nhà đầu tư có thể lựa chọn loại ví lưu trữ thích hợp

Phí giao dịch của mạng lưới Ethereum

Hiện nay, để tính phí giao dịch (transaction fee) của mạng lưới Ethereum thì người ta thường sử dụng hai giá trị là: Gas limit và Gas price. Trong đó:

  • Gas limit: Được xem là mức giới hạn trên đối với số lượng phép tính của một transaction. Từ đó, giúp cho những miner không bị vượt quá số lượng giới hạn. Tùy thuộc vào mỗi phép tính mà Gas limit sẽ có những cách tính khác nhau.
  • Gas price: Đây chính là khoản Ethereum mà người dùng phải thanh toán cho mỗi gas. Trả càng ít thì transaction của nhà đầu tư sẽ confirm càng chậm và ngược lại, confirm của transaction sẽ tăng càng nhanh khi bạn trả càng nhiều.

Để tính phí giao dịch (transaction fee) của mạng lưới Ethereum thì người ta thường sử dụng: Gas limit và Gas price

  • Hiện tại thì bản hard fork London và EIP-1559 chính thức được kích hoạt khiến phí giao dịch sẽ bị đốt cháy, mỗi một giờ có hàng trăm đến hàng nghìn ETH bị đốt khiến có những thời gian nhất định ETH đã giảm phát làm cơ sở cho giá ETH sau hard fork tăng đột biến và tương lai có khả năng trở thành sản phẩm tích luỹ giá trị đầy tiềm năng. Bạn có thể theo dõi khối lượng ETH bị đốt cháy Tại đây.

Lời kết

Đây không phải là lời khuyên đầu tư mà chỉ là thông tin mang tính chất tham khảo được chúng tôi tổng hợp từ nhiều nguồn tin uy tín. Hy vọng rằng qua đó bạn đọc đã hiểu rõ được Ethereum là gì cũng như biết về cách thức hoạt do của nền tảng điện toán phi tập trung này. Cảm ơn các bạn đã tìm đọc.

crypto

Thủ thuật và hướng dẫn Thủ thuật và hướng dẫn

Hướng dẫn đăng ký và bảo mật ví Blockchain

Mục lục1 Phần 1: Đăng kí ví Blockchain như thế nào?2 Phần II: Sử dụng ví Blockchain như thế...

Hướng dẫn sử dụng ví Blockchain để lưu trữ coin từ A đến Z

Đánh giá post Ở bài viết trước mình đã hướng dẫn các bạn đăng ký và bảo mật ví...

Ledger Nano X là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng ví Ledger Nano X

Mục lục1 Khái niệm ví Ledger Nano X là gì?2 Mua ví Ledger Nano X ở đâu?3 Ví Ledger...

Sàn Binance là gì? Đăng ký sàn Binance như thế nào?

Mục lục1 Hướng dẫn đăng ký sàn Binance?1.1 Cách sử dụng email đăng ký tài khoản Binance trên Web1.2...

Hướng dẫn sử dụng sàn giao dịch Binance từ A đến Z

Mục lục1 Chức năng Tài khoản1.1 Xác minh danh tính1.2 Xác thực 2 yếu tố1.3 Vấn đề về email1.4...

Hướng dẫn bảo mật tài khoản sàn giao dịch Binance

Mục lục1 Bảo mật 2FA tài khoản Binance1.1 Khoá bảo mật YubiKey1.2 Xác nhận Google1.3 Xác thực SMS1.4 Địa...

Phát hành:                                    Freedownload24h Xem các sản phẩm khác của Freedownload24h
Đăng ký nhận tin