Fantom là gì? Tổng hợp thông tin về FTM Coin

Giới thiệu về đồng tiền Fantom (FTM) coin

  • Đánh giá:
    5/5 - (2 bình chọn)
  • Phát hành: Fantom
  • Điều kiện: Miễn phí
  • Kích thước file: 1,8 MB
  • Lượt truy cập: 1,136
  • Ngày cập nhật: 31/07/2022
  • Mạng: Fantom

GIỚI THIỆU GIỚI THIỆU

Fantom (FTM) là một trong những dự án tiền điện tử làm nên tiếng vang lớn trong đợt mở bán ICO gần đây. Với những ưu điểm vượt trội của mình, FTM hứa hẹn sẽ có thể khắc phục được những vấn đề mà các Blockchain hiện nay đang gặp phải. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin tổng quan về dự án Fantom (FTM) cũng như đồng FTM để đưa ra quyết định đầu tư của mình nhé.

Tổng quan về dự án Fantom (FTM)

Khái niệm Fantom (FTM) là gì?

Fantom (FTM) là gì.png
Fantom (FTM) là gì.png

Fantom (FTM) là dự án đang tiến hành xây dựng nền tảng dựa trên công nghệ DAG (Directed Acrylic Graph) bao gồm 1 sổ cái phân tán. Đặc biệt, nền tảng này sử dụng các nguyên tắc aBFT để có thể mở rộng và đảm bảo an toàn trong quá trình giao dịch. Nó mang đến sự đồng thuận cũng như một liệu trình biên dịch để có thể xác minh giao dịch. Hợp đồng thông minh được thực hiện dựa trên việc đăng ký trên nền tảng.

Một số tính năng chính của Fantom

Fantom (FTM) được tạo ra với một số tính nắng chính như sau:

  • Thứ nhất, Nó dùng để kích hoạt các hợp đồng thông minh (Smatr contract) trong hệ thống dựa trên công nghệ DAG và sử dụng giao thức Lachesis.
  • Thứ hai, Giữa các node không cần quan tâm đến sự tồn tại của nhau trong cùng một hệ thống khi tham gia mạng lưới.
  • Thứ 3, để đạt được thứ tự địa hình của các khối dự kiện, Fantom (FTM) sử dụng dấu thời gian của Lamport.

Fantom hoạt động như thế nào?

Phương thức hoạt động của Fantom
Phương thức hoạt động của Fantom

Bản chất của Fantom là một mô-đun. Tất cả các Lachesis đại diện cho một layer đều có sự đồng thuận của ngăn xếp công nghệ blockchain. Đặc biệt nó có thể được cắm vào bất kỳ sổ cái phân tán nào để hoạt động.

Trong đó, lachesis của Fantom có thể tương thích được với Etherum. Có thể sử dụng được máy ảo của Ethereum. Và đặc biệt, nó hỗ trợ triển khai mạng chính Opera của Fantom.

Fantom (FTM) hoạt động rất linh hoạt bởi mô-đun. Tất ca các nhà phất triển trong hệ thống đều có khả năng chuyển các dApps dựa trên Ethereum hiện có của họ trên mạng chính Fantom Opera mà chỉ mất một thời gian ngắn, chi phí giao dịch thấp và hiệu suất giao dịch cao đáng kể.

Điểm nổi bật của Fantom (FTM)

Đội ngũ phát triển của dự án Fantom (FTM) đã xây dựng được một model nền tảng mới. Ở đây có sự tích hợp công nghệ Directed Acrylic Graph (DAG). Công nghệ hiện đại này cũng được nhiều dự án uy tín áp dụng như IOTA, Nano, Byteball, và Hedero Hashgraph.

Bên cạnh đó, sự kết hợp hài hòa giữa hợp đồng thông minh với công nghệ Directed Acrylic Graph (DAG) đã mang đến một nền tảng Blockchain mới. Nền tảng này mang những ưu điểm vượt trọi như: Khả năng thành toán nhanh, ngay lập tức, chi phí giao dịch thấp. Nếu người dùng chuyển FTM coin qua lại giữa các ví thì chi phí giao dịch là khoảng 0.01$.

Cấu trúc của Fantom (FTM) gồm những gì?

Cấu trúc của Fantom
Cấu trúc của Fantom

Cấu trúc của Fantom gồm có: Application Layer, OPERA Ware Layer, OPERA Core Layer. Trong đó:

  • Chuỗi OPERA có nhiệm vụ xử lý tất cả các sự kiện không đồng bộ mà các Miner không xử lý được. Khi nhiệm vụ xử lý được thông qua thì tất cả các dApp sẽ được nhận thưởng do thời gian giao dịch diễn ra nhanh chóng, an toàn và chi phí giao dịch thấp và gần như là không có.
  • Lachesis Protocol gúp cho giao thức Lachesis có thể duy trì được sự động thuận trong hệ thống.
  • Story Data là nơi mà toàn bộ các thông tin đã diễn ra được quản lý độc lập trong Story Data. Hệ thống Smart Contract và Transaction đều được lưu trữ để theo dõi và quản lý thống nhất.

Hệ sinh thái Fantom

Fantom (FTM) đã cho ra mắt mainet và trở thành hệ sinh thái riêng biệt, nó hoạt đông tương tự như Solana, Binance Smart Chain,… tuy nhiên quy mô hoạt động của chúng nhỏ hơn. Bên cạnh đó, cũng tương tự như Kava, đội ngũ phát triển cũng tạo riêng cho Fantom các tính năng DeFi cơ bản và có khả năng tích hợp vào ví Fantom như: Liquid Staking, fMint, fLend, fTrade. Trong hệ sinh thái của Fantom không chỉ có một mình Blockchain hoạt động mà nó còn có gần 100 dự án khác.

Fantom giải quyết vấn đề gì?

Vào tháng 12 năm 2019, mainet của Fantom chính thức được đưa vào hoạt động. Lúc này, với những ưu điểm của mình mà kiến trúc mạng của Fantom sẽ mang đến những giải pháp khả thi để có thể giải quyết những bất cập mà các nền tảng Blockchain đang gặp phải. Đó là cung cấp được sự cân bằng, ổn định về khả năng mở rộng, nâng cấp tính bảo mật, phân quyền cũng như giả tối đa chi phí giao dịch. Cụ thể:

  • Hệ thống Fantom (FTM) có ​​khả năng xử lý liên tục hàng nghìn giao dịch phát sinh trong mỗi giây và độ mở rộng đến hàng nghìn nút.
  • Các nút xác thực của hệ thống Fantom liên kết để tạo thành một mạng Proof-of-Stake toàn cầu với tính chất phi tập trung.
  • Trên nền tảng của Fantom (FTM) các giao dịch diễn ra một cách nhanh chóng, gần như là ngay lập tức với chi phí rất thấp.
  • Nền tảng hoạt động của Fantom tương thích với EVM.Chính vì vậy mà các dApp Ethereum cũng có thể được triển khai và chạy trên nền tảng của Fantom một cách dễ dàng.

Đối thủ của dự án Fantom

Dự án Fantom ra đời mang tư tưởng là một nền tảng ủng hộ cho sự mở rộng, minh bạch và có thể hợp tác được với nhiều dự án khác nữa. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thì bản thân Fantom cũng gặp phải những đối thủ tầm cỡ. Để có thể vượt trội và chứng minh được giá trị của mình thì đòi hỏi bản thân Fantom phải thực sự có những điểm ưu việt. Một số đối thủ có thể kể đến như:

Ethereum

Đây là một trong những nền tảng giao dịch Blockchain lớn nhất tính đến thời điểm này. Nó ngang hàng với Bitcoin. Nhưng nhược điểm của nó là không dễ dàng mở rộng tùy theo từng thời điểm. Để có thể có được đầy đủ chức năng như ý muốn thì nền tảng này cần thực hiện sharding và side-chain trong ít nhất là từ 1 đến 2 năm nữa.

ICON Network

Đây là một Blockchain cho khả năng tương tác mạnh nhất trong ngành với công nghệ BTP nó cho phép kết nối tất cả các Blockchain khác với nhau một cách liền mạch, bạn có thể chuyển coin qua các mạng khác nhau rất nhanh chóng và tiện lợi mà không cần đến bất kỳ cầu nối nào. Hơn nữa nó được hậu thuẫn bởi tập đoàn tài chính trị giá tỷ đô la ở Hàn Quốc.

Cosmos

Đây là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Fantom. Nó là hệ sinh thái tiếp theo và cũng là dự án tiền điện tử khá hấp dẫn với nhà đầu tư. Người ta nhận thấy cách tiếp cận thị trị trường của Cosmos cũng tương tự như Fantom vậy. Nó là sự kết nối của nhiều khối, chuỗi với nhau. Nhung ở Cosmos sử dụng cơ chế đồng thuận Tendermint. Cơ chế này không được tiên tiến như ở Fantom. Và nó cũng không hoạt động tốt được khi số lượng validator lớn hơn.

Hedera Hashgraph

Dự án tiền điện tử này tương tự với một permissioned network (mạng lưới được cho phép). Hiểu một cách đơn giản thì Hedera Hashgraph là một nền tảng mang tính tập trung.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số dự án tiền điện tử khác cũng có khả năng cạnh tranh với Fantom như Polkadot, Dfinity hay Dexon.

Thông tin cơ bản về đồng FTM

Tỷ giá và vốn hoá của FTM coin hiện nay

FTM coin được dùng để làm gì?

Fantom (FTM) coin được sử dụng với các mục đích sau:

  • Người dùng có thể sử dụng FTM coin để staking để trở thành validator nod.
  • Người sở hữu FTM coin có thể dùng nó tham gia vào hệ thống để quản trị mạng lưới.
  • Đồng FTM được dùng để trả chi phí giao dịch ở trong mạng lưới.

Làm thế nào để có thể sở hữu được FTM coin?

Muốn trở thành chủ sở hữu của đồng FTM người chơi có thể làm theo các cách sau:

  • Thứ nhất, người tham gia có thể mua trực tiếp FTM coin trên những sàn giao dịch nào có niêm yết đồng token FTM này. Một số sàn giao dịch uy tín để bạn có thê mua như: Binance, Kucoin
  • Thứ hai, bạn có thể trở thành những validator node. Sau đó giúp cho Fantom xác nhận các giao dịch trên các sàn giao dịch hỗ trợ từ đó có thể nhận được các phần thưởng là các FTM coin.

Mua bán FTM token ở đâu?

Hiện nay, đồng FTM đang được giao dịch trên nhiều sàn khác nhau. Tổng lượng giao dịch mỗi ngày có thể lên đến 1.5 tỷ USD. Hiện nay, nhiều sàn giao dịch uy tín với lượng người tham gia đông đảo đã niêm yết đồng coin này bao gồm: Binance, Digifinex, Bkex, Okex, Sushiswap, MXC, Bilaxy, Kucoin, Uniswap, Gate.io, Bibox…

Ví lưu trữ đồng FTM token

Có khá nhiều loại ví lưu trữ để bạn có thể lựa chọn cho đông coin này. Tùy theo nhu cầu, mục đích sử dụng mà người dùng có thể lựa chọn các loại ví sau:

  • Các loại ví thông dụng bao gồm: Metamask, Trust Wallet, My Crypto, Myetherwallet,
  • Ví lạnh: Trezor, Ledger.
  • Ví sàn giao dịch. Đây là loại ví được tạo lập trực tiếp trên các sàn giao dịch. Nó thích hợp dành cho những dối tượng người dùng hay giao dịch.

Nên đầu tư đồng Fantom (FTM) hay là không?

Fantom (FTM) hiện nay đang được đánh giá là nền tảng có nhiều ưu điểm vượt trội. Fantom sử dụng một nền tảng công nghệ Directed Acrylic Graph (DAG) hiện đại. Mục đích ra đồi của nó cũng là để hỗ trợ việc xây dựng các dApps. Bên cạnh đó nó cũng giúp giúp giải quyết được những vấn đề mà các nền tảng khác đang gặp phải như: Vấn để mở rộng mạng lưới cũng như cải thiện tốc độ giao dịch của blockchain.

Các nhà phát triển nền tảng Fantom dự báo rằng, nếu như trong tương lai Fantom có thể thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà phát triển dApps hơn nữa. Đồng thời tạo được hệ sinh thái lớn giống như những blockchain ETH hay BTC. Thì tiềm năng của dự án sẽ rất lớn.

Kết luận

Trong bài viết này, chúng tôi đa chia sẻ đến bạn những thông tin cơ bản xoay quanh dụ án Fantom cũng như đồng FTM coin. Hi vọng rằng những thông tin này đặc biệt hữu ích dành cho những ai đang có ý định đầu tư vào nó. Chúc các bạn luôn thành công với những quyết định của mình. Và đừng quên theo dõi những cập nhật mới nhất về các loại tiền tệ cũng như thị trường crypto trên website của chúng tôi mỗi ngày nhé.

crypto

Liên kết Liên kết

Thủ thuật và hướng dẫn Thủ thuật và hướng dẫn

Sàn Binance là gì? Đăng ký sàn Binance như thế nào?

Mục lục1 Hướng dẫn đăng ký sàn Binance?1.1 Cách sử dụng email đăng ký tài khoản Binance trên Web1.2...

Ledger Nano X là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng ví Ledger Nano X

Mục lục1 Khái niệm ví Ledger Nano X là gì?2 Mua ví Ledger Nano X ở đâu?3 Ví Ledger...

Hướng dẫn sử dụng sàn giao dịch Binance từ A đến Z

Mục lục1 Chức năng Tài khoản1.1 Xác minh danh tính1.2 Xác thực 2 yếu tố1.3 Vấn đề về email1.4...

Hướng dẫn mua bán P2P Binance an toàn

Mục lục1 Mua bán P2P Binance1.1 Mua coin bằng VNĐ1.2 Bán coin ra VNĐ2 Đảm bảo an toàn khi...

Hướng dẫn kết nối MetaMask với các mạng khác

Mục lục1 Kết nối mạng Binance Smart Chain với MetaMask2 Kết nối MetaMask với một số mạng phổ biến...

Hướng dẫn cài đặt và sử dụng ứng dụng Google Authenticator App

Đánh giá post Bài viết này mình sẽ hướng dẫn cài đặt và sử dụng ứng dụng Authenticator của...

Hướng dẫn Cài đặt và Sử dụng MetaMask an toàn

Mục lục1 MetaMask là gì?2 Cài đặt MetaMask3 Bảo mật ví MetaMask3.1 Lấy lại cụm từ khôi phục bí...

Hướng dẫn bảo mật tài khoản sàn giao dịch Binance

Mục lục1 Bảo mật 2FA tài khoản Binance1.1 Khoá bảo mật YubiKey1.2 Xác nhận Google1.3 Xác thực SMS1.4 Địa...

Phát hành:                                    Fantom Xem các sản phẩm khác của Fantom
Đăng ký nhận tin