The Graph (GRT) là gì và những thông tin về coin GRT

Giới thiệu về đồng tiền The Graph (GRT) coin

  • Đánh giá:
    5/5 - (1 bình chọn)
  • Phát hành: The Graph
  • Điều kiện: Miễn phí
  • Kích thước file: 2,3 MB
  • Lượt truy cập: 489
  • Ngày cập nhật: 10/08/2022
  • Mạng: The Graph

GIỚI THIỆU GIỚI THIỆU

The Graph (GRT) là một trong những đồng coin có mức tăng trưởng ấn tượng nhất. Trong ngày đầu chào sàn đã đạt mức tăng đáng chú ý là 49%. Chính sự mới lạ đã giúp cho Graph đạt được thành công ngoài mong đợi. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về dự án Graph, các yếu tố cấu thành và nguyên lý hoạt động của nền tảng này.

The Graph (GRT) là gì?

The Graph được hiểu đơn giản là một giao thức giúp lập chỉ mục (index) và truy vấn dữ liệu từ Blockchain. Điều này khiến cho The Graph đóng vai trò giống như Google của Blockchain network. Không những vậy, nó còn được dùng trong hệ sinh thái Web3 và hỗ trợ các ứng dụng DeFi.

Như vậy có thể nói, hai nhiệm vụ chính của The Graph đó là:

  • Tạo ra mạng lưới lập chỉ mục: Người dùng sẽ xây dựng và phát hành các subgraph. Chúng được coi như những API mở.
  • Giúp người dùng truy vấn dữ liệu phi tập trung: Các dữ liệu blockchain sẽ được truy xuất thông qua GraphQL.

Đội ngũ sáng lập nên The Graph gồm: Trưởng dự án Yaniv Tal, trưởng nhóm nghiên cứu (Brandon Ramirez, trưởng nhóm công nghệ Jannis Pohlmann.

Câu hỏi The Graph là gì đang được cộng đồng tìm kiếm gần đây
Câu hỏi The Graph là gì đang được cộng đồng tìm kiếm gần đây

Cách thức hoạt động của The Graph (GRT)

Tổng quan

The Graph sử dụng subgraph description để index dữ liệu Ethereum. Quá trình này được gọi là subgraph manifest. Subgraph description xác định những smart contract mà một subgraph cần quan tâm. Cùng với những sự kiện trong contract đó và các ánh xạ dữ liệu sự kiện. Từ đó The Graph sẽ lưu trữ những dữ liệu này trong database của nó.

Sau khi đã tạo nên các subgraph manifest. Bạn lưu trữ định nghĩa trong IPFS thông qua Graph CLI. Sau đó yêu cầu dịch vụ được lưu trữ lập chỉ mục cho subgraph được tạo. Cụ thể quy trình thực hiện sẽ như sau:

Bước 1: Thông qua giao dịch trên smart contract, dữ liệu của dApp sẽ được bổ sung trên Ethereum.

Bước 2: Trong quá trình xử lý giao dịch, một hoặc nhiều sự kiện sẽ được smart contract phát ra.

Bước 3: Graph Node sẽ quét Ethereum liên tục nhằm tìm ra các dữ liệu và block mới cho subgraph của bạn. Đồng thời nó chạy các trình xử lý ánh xạ do người dùng cung cấp. Ánh xạ giúp tạo hoặc update những thực thể dữ liệu được lưu trữ trong Graph Node. Từ đó đáp ứng với các sự kiện Ethereum.

Bước 4: DApp dùng GraphQL endpoint từ node để truy vấn Graph Node cho những dữ liệu được index từ blockchain. Sau đó Graph Node lại chuyển GraphQL thành những truy vấn dùng cho database cơ bản của nó.

Bước 5: Các dữ liệu này được dApp hiển thị cho người dùng cuối cùng. Chúng được dùng để tạo nên những giao dịch mới trên Ethereum.

Bước 6: Lặp lại toàn bộ chu kỳ trên

The Graph có phương thức hoạt động thông minh, giúp truy vấn nhanh chóng
The Graph có phương thức hoạt động thông minh, giúp truy vấn nhanh chóng

Các thành phần trong The Graph và vai trò

Indexer

Là những người nắm giữ token GRT và khai thác node trong The Graph. Họ cung cấp dịch vụ index, xử lý các truy vấn và thu phí từ những dịch vụ đó. Yêu cầu kỹ thuật cho công việc này ở mức nâng cao.

Curator

Là những người phát triển subgraph, thành viên trong cộng đồng hoặc người tiêu dùng dữ liệu. Đó còn là những người sẽ thông báo các API cần được index bởi Indexer. Họ sẽ dùng GRT để stake vào bonding curve. Từ đó thông báo trên một API cụ thể và kiếm GRT từ đó. Yêu cầu kỹ thuật cho công việc này ở mức trung bình.

Delegator

Là những người không muốn chạy Graph Node nhưng vẫn muốn đóng góp cho việc bảo mật mạng. Để làm được điều này, họ sẽ ủy quyền GRT cho các Indexer. Sau đó nhận phần thưởng index và phí truy vấn. Yêu cầu kỹ thuật cho công việc này ở mức thấp.

Consumer

Dùng để chỉ những người dùng cuối cùng trong hệ sinh thái The Graph. Họ phải trả phí cho Delegator, Curator và Indexer để truy vấn các subgraph. Consumer có thể là các dự án tự thanh toán phí truy vấn cho ứng dụng của mình. Hoặc là các nhà phát triển (developer). Một số ứng dụng sẽ gộp chung chi phí truy vấn và sản phẩm hoặc chuyển phí đó cho người dùng. Khi đó người dùng sẽ trả phí bằng “gateway” hoặc ví được tạo nên nhờ contract mã nguồn mở.

The Graph gồm những thành phần chính là Indexer, Curator, Delegator và Consumer
The Graph gồm những thành phần chính là Indexer, Curator, Delegator và Consumer

Giới thiệu về Token GRT

Token GRT là gì?

Trong hệ sinh thái The Graph, native token được sử dụng là GRT. Đây là loại token ERC 20 với nhiều mục đích sử dụng khác nhau, bao gồm: Staking, thúc đẩy các bước trong giao thức, trả phí cho Indexer, Curator và Delegator.

Tỷ giá và vốn hoá của GRT hiện nay

Cách sở hữu token GRT

Một số phương thức giúp bạn sở hữu token GRT bao gồm:

  • Staking
  • Tham dự các cuộc thi hackathon
  • Tham gia vào The Graph và trở thành Delegator, Curator hoặc Indexer
  • Tham gia chương trình Bug Bounty để tìm ra các lỗ hổng bảo mật của giao thức
  • Giao dịch trên các sàn BiONe, CoinBene, OKEx, Huobi Global, Binance… Một số những cặp giao dịch phổ biến nhất bao gồm WBTC/GRT, WETH/GRT, GRT/ETH, GRT/EUR, GRT/USD, GRT/BTC, GRT/USDT… Trong đó Binance vẫn là sàn chứng kiến khối lượng giao dịch GRT nhiều nhất.
Có nhiều phương thức khác nhau cho phép bạn sở hữu token GRT
Có nhiều phương thức khác nhau cho phép bạn sở hữu token GRT

Các loại ví lưu trữ GRT

Bạn có thể lưu trữ GRT bằng bất cứ loại ví nào có hỗ trợ ERC 2.0. Bao gồm Jaxx, Myetherwallet, Metamask, Ledger Nano X, Trustwallet… Hoặc bạn cũng có thể sử dụng ví của các sàn Binance, OKEx… hay bất cứ sàn nào chấp nhận lưu thông GRT nếu muốn trade lướt sóng.

Token GRT có đáng để đầu tư hay không?

Để tìm hiểu xem GRT có đáng để đầu tư hay không thì bạn hãy xem The Graph có các điểm nổi bật như thế nào, một số ưu điểm của The Graph cụ thể như sau:

Đây là một giao thức giúp truy vấn nhanh chóng các mạng IPFS và Ethereum. Bất kỳ người dùng nào cũng có thể xây dựng và xuất bản các subgraph, còn gọi là API mở. Từ đó giúp việc truy cập dữ liệu trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Từ những subgraph nhỏ tạo thành global graph, chứa đựng tất cả các thông tin trên thế giới. Những dữ liệu này có thể được thay đổi và chia sẻ trên các ứng dụng. Đem đến quyền truy vấn cho tất cả người dùng.

Trước khi The Graph ra đời, các developer phải xây dựng nên những server index độc quyền. Quá trình này mất nhiều thời gian, tốn phần cứng và tài nguyên kỹ thuật.

Với The Graph bạn có thể thoải mái xây dựng nên các Social, Marketplaces, Philanthropy, Entertainment, Grants & Governance, DeFi…

Đến nay The Graph đã cung cấp nhiều ứng dụng với cộng đồng sử dụng đông đảo. Trong đó phải kể đến Decentraland, Moloch, Aragon, AAVE, Gnosis, Synthetix, Uniswap… Dự án cũng sở hữu nhiều backed chất lượng như DTC Capital, Compound, JD Capital, Coinbase Ventures…

Kết luận

Bài viết này là những thông tin tổng hợp và cập nhật mới nhất về The Graph (GRT). Bằng cách đem đến cho người dùng giao thức truy vấn, lập chỉ mục dữ liệu ưu việt. Trên thực tế có những thời điểm token GRT đã chứng kiến mức tăng giá kỷ lục. Tuy nhiên thị trường tiền mã hoá đầy biến động. Do đó việc đầu tư hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Quyết định hoàn toàn nằm trong tay bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài./.

crypto

Liên kết Liên kết

Thủ thuật và hướng dẫn Thủ thuật và hướng dẫn

Sàn Binance là gì? Đăng ký sàn Binance như thế nào?

Mục lục1 Hướng dẫn đăng ký sàn Binance?1.1 Cách sử dụng email đăng ký tài khoản Binance trên Web1.2...

Hướng dẫn mua bán P2P Binance an toàn

Mục lục1 Mua bán P2P Binance1.1 Mua coin bằng VNĐ1.2 Bán coin ra VNĐ2 Đảm bảo an toàn khi...

Hướng dẫn bảo mật tài khoản sàn giao dịch Binance

Mục lục1 Bảo mật 2FA tài khoản Binance1.1 Khoá bảo mật YubiKey1.2 Xác nhận Google1.3 Xác thực SMS1.4 Địa...

                                   

Tương tự và liên quan Tương tự và liên quan

Phát hành:                                    The Graph Xem các sản phẩm khác của The Graph
Đăng ký nhận tin